Những đặc trưng cơ bản của hệ thống quản lý sản xuất

Những đặc trưng cơ bản của hệ thống quản lý sản xuất

Sở hữu hệ thống quản lý sản xuất hiệu quả là chìa khóa giúp doanh nghiệp có sự chủ động trong quá trình kinh doanh, sản xuất của mình, từ đó hạn chế được những chi phí phát sinh và rủi ro ngoài ý muốn…

Về cơ bản, quản lý sản xuất là một trong các giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh tại các nhà máy và phân xưởng. Công việc chính của hệ thống quản lý sản xuất của nhà máy là tham gia lên kế hoạch, giám sát tiến độ và đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian và đạt chuẩn về số lượng, chất lượng. 

Hệ thống quản lý sản xuất của nhà máy là một hoặc nhiều hệ thống khép kín có sự luân chuyển dữ liệu giữa các bộ phận khác nhau nhằm lên kế hoạch, thực hiện và giám sát tiến độ của quá trình sản xuất. 

Quản lý sản xuất bao gồm 4 công đoạn cơ bản: 

 

Đánh giá năng lực sản xuất

Việc đánh giá đúng chuẩn năng lực sản xuất sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xác định quy mô thị trường tiềm năng. Từ đó cân đối với năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nhà máy để đưa ra được phương án tối ưu, đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề ra 

Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu

Dựa vào những tiềm năng phát triển của thị trường cùng những kinh nghiệm sản xuất trong thực tiễn, người quản lý cần đưa ra những hoạch định chi tiết liên quan tới nhu cầu nguyên vật liệu đảm bảo sản xuất đúng tiến độ và kế hoạch đề ra 

Quản lý sản xuất

Ở giai đoạn này, người quản lý cần đưa ra một quy trình bài bản và chi tiết nhằm đảm bảo sự chặt chẽ trong suốt quá trình sản xuất, hạn chế tối đa các sai sót phát sinh liên quan

Quản lý chất lượng sản phẩm 

Sản phẩm chính là thành quả cuối cùng của quá trình sản xuất, kinh doanh. Việc quản lý và kiểm định sản phẩm phải thật chi tiết và cẩn thận, đưa ra các mẫu báo cáo về số lượng, chất lượng, phân loại.v.v của từng sản phẩm theo các đầu mục tiêu chí đã đặt ra lúc ban đầu.  

Phương pháp xây dựng hệ thống quản lý sản xuất hiệu quả

 

Để xây dựng một hệ thống thông tin quản lý sản xuất hiệu quả thông thường có 3 cách được áp dụng linh hoạt theo từng doanh nghiệp, cụ thể:

Tổ chức theo dây chuyền 

Đây là phương pháp đảm bảo tính liên tục của sản xuất. Để áp dụng tổ chức dây chuyền, nhà quản lý cần chia nhỏ quá trình sản xuất ra từng bước và thực hiện chúng theo cách nhất quán và đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ về thời gian sản xuất. Ở mỗi giai đoạn sẽ được phân công thực hiện một bước công việc chuyên môn nhất định, nơi làm việc được trang bị máy móc và các thiết bị chuyên dụng nhằm nâng cao chất lượng và năng suất làm việc ở mức tối đa. 

Phương pháp sản xuất theo từng nhóm 

Không cần thiết kế quy trình công nghệ hay bố trí máy móc phức tạp. Phương pháp sản xuất theo nhóm cho phép thực hiện chung công việc trong cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã được lựa chọn trước đó. 

Phương pháp quản lý sản xuất đơn chiếc 

Đây là phương pháp sản xuất theo từng đơn đặt hàng nhỏ lẻ. Theo đó, nhà sản xuất không cần lập ra một quy trình công nghệ một cách tỷ mỷ cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung và thực hiện chúng theo như kế hoạch đã đề ra. 

Giải pháp cho hệ thống thông tin sản xuất hiệu quả

 

Để có thể sở hữu hệ thống quản lý sản xuất hiệu quả và đạt chất lượng, tối ưu năng suất thì ứng dụng công nghệ là một trong những cách đơn giản và nhanh chóng. 

Đặc điểm của phần mềm FOSO MRP

FOSO MRP là một trong những giải pháp hỗ trợ tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống thống quản lý sản xuất của nhà máy. Là thước đo của các hoạt động tổng thể từ đó đưa ra các đề xuất cải tiến liên quan. 

Được phát triển bằng công nghệ điện toán đám mây, FOSO MRP là phần mềm tiên phong và thiết yếu cho doanh nghiệp sản xuất D2C, tích hợp hoàn hảo cùng các công cụ quản lý doanh nghiệp và các kênh thương mại điện tử khác nhau. Được thiết kế dành riêng cho các quy trình sản xuất ở đa dạng mô hình và quy mô. 

Phần mềm quản lý sản xuất có những tính năng gì?

Với phần mềm FOSO MRP, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sở hữu hệ thống quản lý sản xuất tối ưu và hiệu quả nhất 

– Lập kế hoạch sản xuất trực quan: Phần mềm cho phép nhà sản xuất cập nhật tình trạng kho và các nguyên vật liệu theo thứ tự ưu tiên, theo số lượng và thời gian thực. Ngoài ra còn cập nhật đầy đủ số lượng nguyên vật liệu còn tồn kho, số lượng cho từng đơn hàng và tự động đặt hàng từ nhà cung cấp. 

– Theo dõi tiến độ sản xuất tức thời: Dễ dàng cập nhật trạng thái của các giai đoạn sản xuất. Quản lý tổng quan và chi tiết các loại máy móc, hoạt động và công việc của nhân viên, giám sát tiến độ tức thời. 

– Đa dạng loại hình sản xuất, nhiều xưởng, nhiều kho: Cloudify MRP hỗ trợ sản xuất và lưu kho theo từng đơn hàng cụ thể. Tự động tính số lượng tồn kho và chi phí vận chuyển, giá thành sản phẩm. Mọi đơn hàng đều hiển thị tập trung trên một giao diện duy nhất, hỗ trợ theo dõi tiến độ dễ dàng.

Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý sản xuất FOSO MRP

Đăng ký tư vấn miễn phí

Số lượt xem: (123)

Bình luận

Tác giả

x