Sản xuất được xem là một trong những hoạt động quan trọng trong doanh nghiệp. Và lập kế hoạch sản xuất như thế nào đúng cách là một điều cần thiết. Sau đây, FOSO sẽ giới thiệu cho bạn cách lập kế hoạch sản xuất đúng cách nhằm gia tăng quá trình sản xuất cũng như sức cạnh tranh trên thị trường nhé.
Kế hoạch sản xuất là gì?
Lập kế hoạch sản xuất là bản kế hoạch chi tiết và hoàn chỉnh cho quá trình của một quá trình sản xuất hàng hóa hay dịch vụ. Kế hoạch bao gồm các hoạt động liên quan từ quá trình sản xuất, mua nguyên liệu, thiết bị, công cụ đến việc sản xuất sản phẩm, kiểm tra chất lượng và lưu trữ hàng hóa.
Vai trò của lập kế hoạch sản xuất
Có thể nói một kế hoạch sản xuất đúng cách sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể sản xuất hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu chi phí sản xuất. Sau đây là những lợi ích mang lại cụ thể khi doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất đúng cách và rõ ràng.
1. Tăng hiệu quả trong sản xuất
Kế hoạch sản xuất giúp doanh nghiệp đảm bảo được sự liên tục trong sản xuất, tiết kiệm tài nguyên và thời gian, tối ưu hóa quy trình sản xuất và đạt được hiệu suất cao hơn. Kết quả là sản phẩm được sản xuất nhanh chóng hơn, giảm thiểu lãng phí và tăng năng suất lao động.
2. Giảm chi phí sản xuất
Khi doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp sẽ dự báo được nhu cầu nguyên liệu, thiết bị trong sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất như chi phí vận hành máy móc, chi phí nhân lực và chi phí bảo trì.
3. Tăng cường sức cạnh tranh
Việc lập kế hoạch sản xuất đúng cách giúp doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường bằng cách cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất và cung cấp sản phẩm đúng thời điểm.
Tăng nâng suất làm việc, nâng cao doanh thu nhanh chóng với FMRP
Đăng ký dùng thửCác bước lập kế hoạch sản xuất đúng cách
1. Nghiên cứu và dự báo nhu cầu
Đây được xem là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng trong lập kế hoạch sản xuất. Trong bước này, bạn thực hiện phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, mức độ cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp. Và những phân tích trên sẽ tạo tiền đề để doanh nghiệp dự báo và đưa ra các kế hoạch chính xác cho doanh nghiệp.
2. Xác định các quy trình trong sản xuất
Sau khi đã xác định được các quy trình trong quản lý sản xuất, bạn cần xác định quy trình sản xuất, bao gồm thời gian, nguyên vật liệu và nhân lực cần thiết cho mỗi bước. Đây được xem là bước riêng biệt tùy theo mỗi doanh nghiệp mà có những quy trình sản xuất khác nhau.
3. Lên kế hoạch hoạch định năng lực sản xuất doanh nghiệp
Tiếp đến, doanh nghiệp cần hoạch định chi tiết năng lực sản xuất cần thiết trong quá trình sản xuất. Các thông tin doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình hoạch định như sau: số lượng nhân sự tham gia vận hành nhà máy sản xuất, số lượng công nhân tham gia sản xuất.
Đồng thời, doanh nghiệp cần quan tâm số lượng hàng tồn kho hiện có cũng như sắp xếp lịch mua hàng nguyên vật liệu cần thiết trong sản xuất.
Một yếu tố quan trọng nữa doanh nghiệp không nên bỏ qua là năng lực sản xuất của nhà máy. Doanh nghiệp cần xem xét tình trạng của máy móc, thiết bị, kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thích hợp. Bởi đây là yếu tố cần thiết trong sản xuất và tránh xảy ra trường hợp máy móc hỏng trong giai đoạn sản xuất.
Ngoài ra, người làm kế hoạch sản xuất cần quan tâm đến thứ tự ưu tiên công việc. Các công việc quan trọng và khẩn cấp cần được sắp xếp trước tiên và những công việc ít khẩn cấp và quan trọng hơn thì ưu tiên sau.
Những sai lầm cần biết khi lập kế hoạch sản xuất
1. Không xác định được quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất được xem là quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa thời gian sản xuất và giảm thiểu chi phí. Nếu không xác định được quy trình sản xuất, sản phẩm có thể không đạt tiêu chuẩn và chi phí sản xuất có thể tăng lên đáng kể.
2. Không đánh giá được khả năng sản xuất của nhà máy
Nếu không đánh giá được khả năng sản xuất của nhà máy, sản xuất có thể bị gián đoạn hoặc không đạt được mục tiêu sản xuất. Do đó, doanh nghiệp cần có người hoặc bộ phận giám sát và đánh giá thường xuyên khả năng sản xuất của nhà máy.
3. Không tính toán được nhu cầu nguyên vật liệu
Việc tính toán và dự đoán nhu cầu nguyên vật liệu là rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Nếu không tính toán được nhu cầu đầy đủ, sản xuất có thể bị gián đoạn và kéo dài thời gian sản xuất.
4. Không đưa ra được kế hoạch bảo trì và sửa chữa
Kế hoạch bảo trì và sửa chữa là bước không thể thiếu để đảm bảo hoạt động liên tục của các thiết bị và máy móc trong quá trình sản xuất. Nếu không đưa ra được kế hoạch này, sản xuất có thể bị gián đoạn và thời gian sản xuất có thể kéo dài.
Tóm lại, trên đây là những thông tin về cách lập kế hoạch sản xuất đúng cách mà doanh nghiệp cần nên nắm bắt. Và thông qua bài viết này, FOSO mong rằng doanh nghiệp bạn sẽ có những bước đi phù hợp trong việc lựa chọn kế hoạch sản xuất bạn nhé.