Quản lý kho là một công việc vô cùng quản trọng. Nó giống như một sợi dây kết nối các hoạt động từ khâu sản xuất cho đến tay người tiêu dùng diễn ra được trơn chu. Vì thế, vai trò của nhân viên kho cũng được các doanh nghiệp trú trọng và quan tâm. Vậy nhân viên kho là ai? Công việc quản lý kho cần làm những gì?
Nhân viên kho là ai?
Nhân viên kho là những người chịu trách nhiệm ở bộ phận kho. Các công việc của họ bao gồm chịu trách nhiệm cho toàn bộ hàng hóa được lưu trữ trong kho, quản lý kho hàng từ khâu nhập – cất trữ, bảo quản – đến xuất đảm bảo đúng chất lượng và số lượng yêu cầu; phục vụ cho mục đích sản xuất và kinh doanh; tránh tình trạng thất thoát do bể vỡ, hư hỏng hay gian lận…
Tùy quy mô và cơ cấu tổ chức của từng nơi mà tính toán để tuyển nhân viên kho với số lượng hợp lý. Ngoài ra, hầu hết kho quy mô nhỏ thì nhân viên kho cũng chính là thủ kho. Nếu sở hữu một đội ngũ nhân viên kho hiệu quả, chăm chỉ, chuỗi cung ứng của bạn được đảm bảo hoạt động trơn tru hơn với các vòng quay nhanh hơn và tăng sự hài lòng của khách hàng.
Những công việc quản lý kho mà một nhân viên cần làm
Theo dõi việc nhập – xuất hàng hóa trong kho
Nhân viên quản lý kho sẽ là người tiếp nhận thông tin về số lượng và thời gian hàng hóa nhập – xuất kho. Sau đó, họ sẽ chủ động bố trí nhân viên kho để sắp xếp vận chuyển hàng hóa đảm bảo nhanh chóng, gọn gàng và thuận tiện nhất. Công việc này bao gồm việc đảm bảo tính chính xác các yêu cầu nhập – xuất hàng theo quy trình. Đồng thời lập phiếu xuất, nhập kho cho các lô hàng tương ứng…
Soạn hàng xuất kho
Sau khi nhận được yêu cầu từ bộ phận kinh doanh, thì nhân viên kho cần soạn hàng theo đúng quy định, tuân thủ các nguyên tắc đặt ra để tránh phạm sai lầm. Đặc biệt, nhân viên kho cần chú ý tới hạn sử dụng sau đó mới đóng gói và vận chuyển hàng hóa đến khu vực yêu cầu.
Sắp xếp và quản lý hàng hóa trong kho
Công việc này yêu cầu nhân viên kho phải nắm chính xác sơ đồ kho, từ lối đi đến vị trí mặt hàng yêu cầu. Đồng thời, cần phân loại và sắp xếp hàng hóa sao cho khoa học và logic. Đối với những mặt hàng dễ vỡ, dễ hỏng, cần đặt cảnh báo để mọi người được biết. Đừng quên theo dõi và cập nhật số lượng hàng tồn kho mỗi ngày để mức độ tồn kho luôn duy trì ở mức tối thiểu.
Các công việc khác
Ngoài các công việc của quản lý kho kể trên, một nhân viên kho có thể còn đảm nhận những công việc sau:
- Đề xuất các giải pháp, sáng kiến quản lý kho tối ưu
- Lưu trữ cẩn thận các loại chứng từ, sổ sách, giấy tờ kho có liên quan
- Làm báo cáo công việc theo quy định
- Định kỳ cùng với kế toán kho kiểm kê kho theo phân công
- Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên
5 Phẩm chất mà doanh nghiệp tìm kiếm ở một nhân viên kho
Đúng giờ
Đúng giờ là điều rất quan trọng không chỉ đối với nhân viên kho mà còn đối với các bộ phận khác. Đây không chỉ là một dấu hiệu của sự tôn trọng mà nhân viên kho phải đến đúng giờ để mức năng suất duy trì ở mức cao. Vì thế, hãy xuất hiện đúng giờ hoặc nếu có thể xuất hiện sớm hơn thời gian phỏng vấn khoảng 10-15 phút.
Huấn luyện sơ cứu
Công việc của nhân viên kho tương đối nặng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn nghề nghiệp lúc thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, một nhân viên kho nên biết về các phương thức sơ cứu cơ bản. Nếu không doanh nghiệp cũng cần tổ chức một khóa đào tạo trước để nhân viên kho có thể đảm bảo sự an toàn cho chính mình và những người xung quanh.
Mỗi nhân viên kho hàng phải hiểu tầm quan trọng của sự an toàn. Thuê nhân viên có hồ sơ tốt về việc tuân theo các quy tắc an toàn và tránh các sự cố tại nơi làm việc là điều mà các nhà tuyển dụng luôn trú trọng.
Dịch vụ khách hàng
Mặc dù nhân viên kho thường làm các công việc được gọi là ‘đằng sau hậu trường’. Thế nhưng, họ cũng đóng góp một phần quan trọng trong vấn đề chăm sóc và làm hài lòng khách hàng. Một nhân viên kho tốt sẽ hiểu rằng nhiệm vụ của họ là hoàn toàn lấy khách hàng làm trung tâm – ngay cả khi họ không phải đối mặt trực tiếp với khách hàng.
Có kinh nghiệm là điểm cộng rất lớn
Không riêng gì với nhân viên kho, việc có được kinh nghiệm trước khi ứng tuyển là điểm cộng rất lớn trong mắt các nhà tuyển dụng. Điều đó là có lợi cho doanh nghiệp khi họ cần tốn quá nhiều nguồn lực, chi phí để đào tạo nhân viên. Đặc biệt, với họ, khi có được chuyên môn thì khả năng xử lý và mắc sai lầm của họ là rất thấp, mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm làm việc thì cũng đừng quá lo lắng bởi rất nhiều công ty sẵn sàng chi trả các khoản phí thích hợp để đào tạo nhân viên.
Hy vọng với những chia sẻ trên, doanh nghiệp đã hiểu thêm về công việc của quản lý kho và sẽ tìm được cho mình một đội ngũ nhân viên kho thật sự chất lượng. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua FOSO để được giải đáp và tư vấn.
Tư vấn hỗ trợ miễn phí