Các vấn đề đối với XƯỞNG SẢN XUẤT

Các vấn đề đối với quản lý xưởng sản xuất?

Quản lý xưởng sản xuất là công việc đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, để quản lý các hoạt động trong nhà xưởng được tiến hành hiệu quả không thực sự dễ dàng. Nhiều doanh nghiệp luôn mong muốn tìm kiếm các giải pháp để tối ưu quy trình quản lý công việc của xưởng…

Xưởng sản xuất bao gồm một số lượng lớn các máy móc và một lượng nhân lực nhất định. Trong đó sản phẩm sẽ được sản xuất bằng máy móc thông qua các quy trình và bước sản xuất khác nhau. Máy móc, nhân sự và nhà máy thường được liên kết với nhau thông qua quá trình quản lý xưởng sản xuất. 

Quản lý xưởng sản xuất bao gồm việc phân tích kế hoạch sản xuất, phân bổ nhân sự, vật tư thiết bị, dự trù nguyên vật liệu, kiểm soát tình trạng máy móc, cung cấp thông tin thời gian thực của sản phẩm và xưởng sản xuất. Thực hiện quản lý xưởng sản xuất cho phép doanh nghiệp biết được tổng quan chung về nhà máy, cung cấp cơ sở dữ liệu chung để đánh giá, kiểm soát và tối ưu hóa sản xuất. 

Quản lý xưởng sản xuất là gì?
Quản lý xưởng sản xuất là gì?

Các vấn đề thường gặp khi tiến hành quản lý xưởng sản xuất

Nhìn chung quản lý xưởng sản xuất cung cấp cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để kiểm soát chất lượng, tính linh hoạt và hiệu quả của quá trình sản xuất. Nhưng đôi khi, việc thực hiện quản lý còn nhiều khó khăn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Hệ lụy dẫn đến việc quản lý xưởng kém hiệu quả, giảm năng suất sản xuất và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Thiếu sự kết nối giữa xưởng và khách hàng

Đa phần, các xưởng sản xuất chỉ tập trung vào quá trình sản xuất sản phẩm nhưng ít chú tâm vào việc giới thiệu sản phẩm hoặc không nhận biết được nhu cầu của khách hàng. Người quản lý xưởng mất kết nối với dữ liệu khách hàng tiềm năng, làm việc thu thập feedback trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đôi khi, xưởng phải tốn nhiều thời gian để kiểm tra, phân loại và thực hiện lại. Nhưng không hiệu quả vì không hiểu yêu cầu của khách hàng. 

Máy móc hoạt động không ổn định

Trong quá trình vận hành, khi máy không hoạt động ổn định, chạy chậm hoặc nhanh hơn chu kỳ đã cài đặt sẵn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu ra đồng thời ảnh hưởng đến dữ liệu thời gian thực của một chu kỳ sản xuất. Theo thống kê, mỗi một giây mất trên một thời gian chu kỳ 20 giây có nghĩa là mất 1 ca của sản xuất mỗi tuần trên mỗi máy. 

Tại sao lại quan tâm quản lý máy móc?
Tại sao lại quan tâm quản lý máy móc?

Chưa có thang đo mức độ ưu tiên cho các dự án

Trong dây chuyền sản xuất, việc xác định thang đo mức độ ưu tiên cho từng dự án là rất quan trọng. Sẽ có những dự án có mức độ ưu tiên cao do gần deadline, hoặc được đặt hàng sẵn. Khi xưởng không nắm bắt kế hoạch hoạt động, mức độ quan trọng của dự án sẽ làm chậm thời gian trả hàng cho khách hàng, gây mất uy tín cho doanh nghiệp.

Cách khắc phục các vấn đề xảy ra trong quá trình quản lý sản xuất

Quản lý khách hàng như thế nào?
Quản lý khách hàng như thế nào?

Để vượt qua những thách thức trong việc quản lý các hoạt động trong xưởng sản xuất doanh nghiệp cần hướng đến khách hàng nhiều hơn. Kiểm soát khả năng hiển thị sản xuất chính xác, theo thời gian thực giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, độ chính xác của đơn đặt hàng và sự hài lòng của khách hàng đồng thời giảm chi phí sản xuất ở cấp nhà máy. Việc duy trì hoạt động sản xuất ở tất cả các địa điểm tập trung vào một nhóm mục tiêu chung giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp, giảm tổng chi phí trên mỗi đơn vị đồng thời cải thiện việc giao đơn hàng đúng hạn và hiệu suất đơn hàng hoàn hảo.

Xem lại danh sách khách hàng của bạn

Không có doanh nghiệp nào tránh khỏi những khách hàng xấu. Doanh nghiệp cần xem xét, loại bỏ hoặc tùy chỉnh các dự án đã nhận. Dựa trên đó cân nhắc ngân sách dự trù phù hợp với những dự án đó. Nhà quản lý cần xếp hạng theo khả năng sinh lợi nhuận của từng dự án và năng sản xuất của xưởng để xếp hạng mức độ ưu tiên.

Quá trình xem xét này giúp tránh những hiểu lầm và tốn kém sau giai đoạn báo giá hoặc đơn đặt hàng. Nó cũng mang lại cho khách hàng sự tin tưởng rằng sản phẩm sẽ được giao đúng thời hạn và đúng ngân sách. Đồng thời, xưởng sản xuất có thể dựa vào các tiềm năng sản xuất của xưởng để tìm kiếm khách hàng và nguồn đầu tư tiềm năng. 

Đánh giá dây chuyền sản xuất

Dành thời gian đánh giá điểm yếu của dây chuyền sản xuất để có thể giải quyết chúng thông qua thay đổi thiết bị hoặc nhân sự. Bằng việc sử dụng các công cụ đo lường, đối chiếu dữ liệu thời gian thực trong từng chu kỳ để xác định các yếu điểm hoặc lỗi của bộ phận máy. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng đo đếm hao hụt và sửa chữa lỗi máy.

Làm như thế nào để quản lý mục tiêu?
Làm như thế nào để quản lý mục tiêu?

Đặt mục tiêu

Khi bạn đã định giá được chi phí để đưa xưởng của mình vào tiến độ làm việc, hãy đặt ra các mục tiêu thực tiễn để cải tiến và chỉ định các nhóm thực hiện các thay đổi theo yêu cầu của bạn. Thực hiện triển khai theo từng giai đoạn để không làm gián đoạn quy trình công việc hiện có. Sau đó, kiểm tra tiến độ thường xuyên. Các thay đổi có diễn ra như mong đợi không? Nếu không, tại sao không?

Lập kế hoạch thích hợp giúp ngăn ngừa hiệu suất kém. Lập kế hoạch chi tiết về các hoạt động sản xuất cho phép nhà sản xuất ước tính chính xác phạm vi và khung thời gian của dự án. Lập kế hoạch dự án chuyên sâu, từ đấu thầu đến giao sản phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng rằng sản phẩm sẽ được giao trong khung thời gian đã hứa.

Sử dụng hệ thống quản lý xưởng sản xuất 

Để đo lường chính xác các số liệu máy, doanh nghiệp cần có thiết và phần mềm đo lường thời gian thực. Hệ thống quản lý xưởng sản xuất hỗ trợ đong đếm, kiểm tra, kiểm soát sản phẩm, dây chuyền sản xuất và tiết kiệm thời gian. Phần mềm giúp thu thập dữ liệu cấp máy được sử dụng để tính toán Hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE) cũng như các chỉ số và KPI bổ sung trên bảng điều khiển.

Qua đó, các thông số liên quan đến quy trình ở cấp máy cũng được thu thập và tổng hợp về trung tâm làm việc và xưởng sản xuất. Các chỉ số này sẽ được sử dụng theo thời gian để tính toán giá trị sử dụng máy móc hoặc tài sản. Dữ liệu này cũng sẽ được sử dụng để xác định các phân tích giám sát hiệu suất máy so với các giới hạn đã đặt.

Kết luận

Để quả trình quản lý xưởng sản xuất diễn ra thuận lợi và có kết quả chính xác, doanh nghiệp cần chọn riêng cho mình một phần mềm quản lý xưởng sản xuất phù hợp. 

Tại Việt Nam, Foso cung cấp FMRP – Trợ lý sản xuất. Giải pháp giúp quản lý kho nguyên vật liệu, lập kế hoạch trực quan, quản lý đa dạng loại hình sản xuất, tập trung nhiều kho hàng trong một nền tảng, cập nhật tiến độ kịp thời, theo sát quá trình giao nhận hàng. 

Với gói FMRP của Foso, doanh nghiệp sẽ không còn lo lắng về các vấn đề của việc quản lý xưởng sản xuất nữa. Đồng thời, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát dây chuyền vận hành dễ dàng hơn, kèm với đó là gói chăm sóc và tư vấn miễn phí trọn đời. 

Đăng ký tư vấn và demo phần mềm miễn phí qua Foso hoặc liên hệ hotline 090 113 6968.

Đăng ký tư vấn